Art helps me walk on earth

Cam Ranh Bay- Digital Sketch

( Tiếng Việt ở phía dưới)

A year ago, I made a lifechanging decision in notifying my law firm that I intended to stop practicing law in order to become an artist.

It was an easy decision on one hand given my love of music and painting. I embraced this challenge by finding good venues to continue my study in both music and painting.

The difficulty, of course, was to leave behind the things that I valued for more than two decades: leadership in a well-known law firm and the fame that came with that, a wardrobe with branded accessories from top to toe that may have provided me a role in “Devil Wears Prada”, and an important role in undertaking negotiations on behalf of my clients many whom I came to respect.

But I was determined and began my new journey.

When I started learning piano few years ago, I merely thought that this would help me to maintain a level of relaxation and romance after a stressful day at work. I played music from Chopin, Beethoven, to Schubert and Debussy, but I never felt fully connected to the music I was playing. My fingers were tense as I played the keys. My piano teacher helped me to overcome the tension by helping me to release fear, hesitation, and impatience in each of my fingers allowing me to ‘walk’ on the keys. I began to feel the "weight" of each note -- not the weight of the tension, but rather a weight that sunk me deeper into each magical sound … a synthesis of energy between the piano and the pianist creating sounds of silence that penetrate the heart. The piano became my friend – it understands me and allows me to ‘surrender’ myself and be ‘vulnerable’ to it. The legendary piano master Seymour Bernstein in his book “Play Life More Beautifully, Conversations” posed this question:

'If you play an instrument or you sing, I'm sure you agree with me: your life experiences influence the way you play or sing. But have you found that the opposite is also very true? Are those skills you acquired through practicing an instrument or practicing singing – that is, the ability to sharpen and control your emotions, thoughts, and bodily reactions – that will also cross over into your life?’

Painting is one of the unexpected gifts in my life. As a child, I told myself that ‘I can't paint’. During a trip to New York in 2019, I found myself in a drawing class. This reminded me of the letter that Vincent van Gogh wrote to Theo van Gogh on October 28, 1883. In that letter, Vincent van Gogh told:

‘If you hear a voice within you say you cannot paint, then by all means paint, and that voice will be silenced.’

Many view artists as being romantically indistinct, having minds flying on the cloud, or getting away from the issues in life – at least this was how I viewed artists. But when I stepped into the world of brushes, color tubes and canvases, I understood that in order to live in that world I had to stand firmly on the ground - both literally and physically -- to observe every movement of things around me, even the smallest movement. The rapid-fire changes of light, human facial expressions, emotions, each flower petal, each blade of grass, each wave on the lake or the sea ... to feel what those movements are saying, and to convey them into painting as honestly, vividly and creatively as I can. Once again, the romance that I used to think to be "the essence of art" was replaced by thoughtful strokes that could help me explain what I perceived from the objects.

For me, art is the place where the ‘Yin & Yang’ are most clearly observed: If I don't have stability and a solid connection to the piano, I can't tell a story by music. Likewise, without being grounded and connected to the brush, the painter could just ‘copy’ the image without being able to express any emotion or feelings or give any message. This requires both hard and persistent study, and , … love …

Hanoi, February 14, 2022

***

Nghệ thuật giúp tôi bước đi trên mặt đất

Cách đây một năm, mình đứng trước một quyết định vừa dễ dàng vừa khó khăn: Thông báo với công ty là mình muốn dừng lại công việc hành nghề luật sư để dành thời gian cho việc học nhạc và học vẽ.

Dễ dàng bởi mình biết rõ là mình yêu âm nhạc và hội hoạ và mình biết mình có thể lấp đầy thời gian hàng ngày của mình cho việc học và nghiên cứu âm nhạc và hội hoạ.

Khó khăn, dĩ nhiên rồi, là để lại đằng sau mình những thứ đi với mình tới hơn hai thập kỷ: danh tiếng, hình ảnh “sang chảnh” đồ hiệu từ chân tới tóc, “vai trò quan trọng” trong những cuộc họp hành, “vai trò trụ cột” trong công ty v.v.

 Và tất nhiên là mình chọn phần “dễ dàng” để thực hiện và bỏ qua những ý nghĩ “khó khăn”.

 Khi mình bắt đầu làm quen với piano, mình chỉ nghĩ rằng: nghệ thuật giúp duy trì tính lãng mạn bay bổng sau những căng thẳng trong công việc. Điều đó không sai. Song hình như cũng không đúng. Mình đã “chơi” nhạc “hoành tráng” từ Chopin, Beethoven, tới Schubert và Debussy, đủ cả. Nhưng mình vẫn thấy nó “chấp chới” “chơi vơi”. Kết quả của sự “chấp chới” chơi vơi” đó là những ngón tay hoặc là hời hợt hoặc là căng cứng trên phím đàn. Rồi cơ may là Thảo đã bước vào “kéo” mình ra khỏi sự “chấp chới” “chơi vơi” ấy. Từng bước để bỏ qua sự sợ hãi, ngập ngừng, hấp tấp, v.v… trên từng ngón tay để có thể “dạo bước thảnh thơi” trên phím đàn. Mình cảm nhận “sức nặng” trên từng nốt nhạc. Nhưng không phải sức nặng của sự căng thẳng, mà là sức nặng ấy đưa mình đi sâu hơn với những âm thanh kỳ diệu được tạo bởi sự tổng hoà năng lượng do cấu tạo “mê cung” của cây đàn piano và năng lượng từ người chơi đàn, những âm thanh đọng lại trên ngón tay trong những khoảng lặng để đi vào trái tim. Mình bắt đầu cảm nhận được sức nặng búa gõ, dây đàn căng và được cộng hưởng ra sao mỗi khi ngón tay “rơi xuống” phím đàn (mà không phải “chạm vào” phím đàn) … Có thể gọi đó là “kết nối” giữa mình với cây đàn, làm bạn với nó và hiểu nó, để rồi từ đó có thể “thả lỏng” mình trong tình yêu với nó. Mình có thấy “bay bổng” hơn khi chơi đàn không? Dường như là không, mà thay vào đó là cảm nhận càng ngày càng thấy sâu hơn, cả khi mình chơi nhạc và khi mình nghe nhạc.  Đến giờ mình mới thấy thực sự thấm thía câu nói của thầy giáo piano huyền thoại ở New York - Seymour Bernstein:

‘Nếu bạn chơi một nhạc cụ hay bạn hát, tôi tin chắc là bạn đồng ý với tôi rằng: những trải nghiệm trong cuộc sống ảnh hưởng tới phong cách bạn chơi nhạc hay hát. Nhưng bạn có thấy rằng điều ngược lại cũng rất đúng không? Đó là những kỹ năng bạn có được trong quá trình luyện tập nhạc cụ hay tập hát - tức là khả năng gọt rũa và kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và phản ứng của cơ thể - cũng sẽ giao thoa vào cuộc sống của bạn?’

 Hội hoạ là một trong những món quà quá bất ngờ trong cuộc đời mình. Niềm tin “hạn hẹp” của mình trước đó cứ ra rả rằng “mình không thể vẽ” “mình không thể vẽ” và … “mình không thể vẽ”…  cho đến khi mình bị “đẩy” vào lớp học vẽ ngoài ý muốn trong kỳ nghỉ hè ở New York. Quả như là Vincent Van Gogh đã từng viết: 

 “Nếu bạn nghe thấy giọng nói bên trong bạn rằng bạn không biết vẽ, thì bằng mọi cách, hãy vẽ và giọng nói đó sẽ biến mất.”

 Có thể một số bạn giống mình khi “định hình” người nghệ sỹ là “lãng tử”, là “tâm hồn treo lơ lửng trên ngọn cây”. Nhưng hoá ra, khi mình bước chân vào thế giới của cọ vẽ, của những tuýp màu và những khung toan, mình mới hiểu rằng, để bước trong thế giới đó, mình phải đứng vững trên mặt đất - cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, để quan sát từng chuyển động của vạn vật xung quanh mình, dù là chuyển động nhỏ nhất: những thay đổi trong từng giây phút của ánh sáng, của nét mặt con người, của từng cánh hoa, từng ngọn cỏ, từng sóng nước, v.v… để cảm nhận những chuyển động đó đang muốn nói điều gì, và để truyền tải những điều ấy vào trong bức tranh của mình một cách trung thực và sống động nhất. Một lần nữa, cái sự “bay bổng” mà mình vẫn nghĩ là “bản chất của nghệ thuật” lại bị thay thế bởi những nét vẽ khoẻ khoắn, dứt khoát mới có thể giúp mình thể hiện được những gì mình muốn “nói”.

 Gần đây, triết lý “Yin & Yang” (Âm và Dương) của Lão Tử được nhắc tới nhiểu. Với mình, nghệ thuật là nơi thể hiện rõ nhất tính chất“Yin & Yang”: Nếu không có sự vững chãi, và gắn kết chắc chắn với cây đàn piano, mình không thể kể lại một câu chuyện bằng âm thanh, nếu không có sự vững chãi và gắn kết với cây cọ vẽ, với màu sắc, và với đối tượng vẽ, thì bức tranh chỉ là “sao chép” lại hình ảnh mà chẳng thể nói lên được cảm xúc tình cảm gì. Tôi nhận ra rằng: nghệ thuật đòi hỏi việc học, luyện tập và làm việc thực sự chăm chỉ, nhẫn nại và, dĩ nhiên, cả tình yêu.

Hà Nội , 14/2/2022

Previous
Previous

Improvision 31 (Trận chiến trên biển) của Wassily Kandinsky, hay phiên bản màu sắc của  Bản Concerto Số 2  của Sergei Rachmaninoff

Next
Next

Fall