Vacation in Chautauqua
(Tiếng Việt ở phía dưới)
When it was told that I would have an art retreat in Chautauqua Institution in upstate New York, honestly, I thought it would be fun, but it wasn’t really exciting.
The Summer Retreat program is designed so people can sign up on a weekly basis. Each week is focused on a different topic. My week’s topic was ‘Communities join hands to have sustainable solutions to solve pressing problems in society’. America is obviously wealthy and beautiful, but underneath there are the differences and divisions that separate people from people, the consequences of industrial development, etc. There were distinguished speakers: John Karish - Ohio’s former Governor and CNN’s commentator gave a talk about how we could ignore our differences to connect more. Journalist Anna Clark and a panel of speakers shared solutions for Flint - a town in Michigan which was so polluted by industrial waste that many people, regardless of their age, suffered cancer. Ms. Risa Goluboff – Rector of the University of Virginia School of Law talked about the issues after the Charlottesville incident.
The speakers were very engaging and inspiring. One of my favorite speakers was Zina Jacque – Pastor of Barrington Church, Illinois. Zina was African-American, charming, witty, and of course very erudite. Zina presented an image of an electric light bulb. The reason she used this image was because Thomas Edison and his wife were married in Chautauqua and his family had a cottage here. Currently, the first light bulb that Edison invented was on display in this cottage. ‘For a light bulb to light, it needs a lamp-holder, then a lamp-holder needs a wire to be connected to an outlet, and a wire need a plug, and so on. A light bulb cannot shine by itself’, said Zina.
Every week, schedule of classes (music, art, writing, decoration, photography, cooking, sailing, artificial intelligence, etc…), lectures, clubs ( reading, poetry,…), performances, meditation sessions, yoga, etc. was very long. Classrooms and lecture halls were open to connect with nature as much as possible. Every day ended with a concert, or ballet in the amphitheater in the light of sunset
For someone like me, it was easy to get caught up in all activities. Hence, I had to choose very carefully two or three classes or workshops per day. Master classes were taught by world-class instructors. I only had time to attend three piano master classes by the Russian “legendary” teacher, Natalya Antonova, and another talented pianist, Alexdander Gavrylynuk, also from Russia.
Talking about ‘meditation’. I used to wish to go to Plum Village in France or New York, but chance had not yet come. However, I felt Chautauqua like a ‘cultural village’ to ‘meditate’ with music, painting, and nature. Meditation sessions were also available daily here – Christian or Buddhist meditation. For me, either methodology was beautiful, because in the end, it was all about going back inside. Here, every thirty minutes, church bell rang as if it reminded each person to look up at the blue sky, to listen to bird singing or the wind blowing, or to look at the sun shining on the lake.
When walking, if my mind was wandering with thoughts, then only after a few steps, I would be pulled out of from such thoughts, because someone might say ‘hi’, ‘hello’ to me on the way.
From little boys, little girls or senior people, everyone had the habit of greeting each other when walking here, or even more, might ask each other: ‘Did you see the show last night?’ … ‘Are you going to see Diana Ross perform tonight?’… “Did you sign up for any classes?” and excitedly showing their discoveries when learning something new here.
One or two weeks were too short. Uncle Steve and his wife, whom I met here, said: the first time they came to stay for a week, then the next year, two weeks, then three weeks,… and now when the couple were retired, they stayed for months… The couple even adopted two young Korean pianists to be their children.
Steve and his wife was not uncommon. We were invited by the neighbor to a party. The host said that she had been coming here for 60 years. Everyone whom I met in the party had the same feeling: ‘Even though I read Chautauqua’s information, I still feel surprised when I come here…’ and ‘Although I come every year, but still feel as special as the first time’.
A lady from New York shared: ‘When I come here, I could see the simple but rare thing in the busy life in New York: It is the connection between people – a smile with someone who you do not know while walking, saying hello to each other when passing someone’s house and someone is sipping a cup of tea or coffee on the terrace, etc….’.
Another thing I miss the most here was the note book of reviews by people who had previously stayed in the house that we rented. Regardless of whether they came here many years ago or just last summer, their writing conveyed the same feelings about ‘Chautauqua Wonderland’.
There is a sharing from Zina that I liked very much: ‘Every day, before going to bed, I have two questions for myself: What did I learn today and from whom? And what did I do for someone today?’
For me the first question is too easy to answer. The following question does not always have an answer, and maybe I don’t know, either. Hope my sharing through my writings and my art was the answer to that second question./.
* * *
Khi được thông báo là mùa hè sẽ đi nghỉ Art Retreat ở Chautauqua, thực lòng là dù mình thấy thinh thích, nhưng cũng không hẳn là rộn rạo lắm. Cũng có thể là do trước khi đi nghỉ, bận rộn với việc chia tay chia chân hết tình yêu này đến tình yêu khác đến mức không có thời gian để “rộn rạo” nữa.
Cho đến khi buổi sáng đầu tiên thức dậy ở Chautauqua thì mình mới bắt đầu cảm nhận một không gian thật đặc biệt ở nơi này.
Thôi thì mình không kể lể lịch sử hàng trăm năm của Học viện Chautauqua vì mọi người có thể đọc qua trang web của Học viện https://chq.org/. Nói Học viện thì nghe hơi academic quá. Chautauqua giống như một ngôi làng thì đúng hơn, với các ngôi nhà gỗ cottage kiểu Victoria. Ngôi làng ấy tách biệt khỏi thế giới bên ngoài, không có ô tô chạy, chỉ có đi bộ và đi xe đạp. Mà làng rộng mênh mông xen lẫn hồ nước, rừng cây, mình vẫn chưa khám phá hết trong thời gian ở đó.
Chương trình Summer Retreat được thiết kế để mọi người có thể đăng ký theo tuần. Mỗi tuần là tập trung vào một chủ đề khác nhau.
Tuần mình ở chủ đề là “Cộng đồng chung tay để có những giải pháp bền vững giải quyết các vấn đề đang nhức nhối trong xã hội.”
Nước Mỹ giàu có và đẹp đẽ, nhưng ẩn bên trong nó là những khác biệt và chia rẽ con người với con người, là hậu quả của phát triển công nghiêp, v.v.. John Karish – Cựu thống đốc bang Ohio và hiện là bình luận viên chính trị của CNN thì có bài diễn thuyết chia sẻ làm sao chúng ta có thể bỏ qua những khác biệt để kết nối với nhau nhiều hơn, Nhà báo Anna Clark và một nhóm diễn giả thì chia sẻ về giải pháp cho thị trấn Flint, ở bang Michigan bị nhiễm độc từ chất thải công nghiệp, đến mức mà người dân từ nhỏ đến già đều bị ung thư. Chị Risa Goluboff – Hiệu trưởng Đại học Luật Virginia thì nói về những vấn đề hậu vụ Charlottesville…
Nghe thì to tát vậy, nhưng những bài diễn thuyết hay nói chuyện của các diễn giả rất gần gũi và đầy cảm hứng. Một trong các diễn giả mình thích nhất là chị Zina Jacque – Người phụ trách Nhà thờ Barington, Illinois. Zina là người Mỹ gốc Phi, duyên dáng, hóm hỉnh, và dĩ nhiên là rất uyên bác.
Trong một bài nói chuyện, Zina đưa ra hình ảnh chiếc bóng đèn điện. Sở dĩ chị dùng hình ảnh này vì Thomas Edison và vợ đã làm lễ cưới ở Chautauqua và gia đình Thomas có một căn nhà cottage trong làng Chautauqua. Hiện chiếc bóng đèn đầu tiên mà Edison phát minh ra đang được trưng bày ở căn nhà này.
Zina nói: Để chiếc bóng đèn sáng, thì cần phải có đui đèn, rồi thì đui đèn phải có dây điện dẫn đến ổ cắm, rồi phải có phích cắm, v.v.. Một chiếc bóng đèn không thể tự mình tỏa sáng được.
Mỗi tuần, lịch các lớp học (âm nhạc, hội hoạ, viết lách, trang trí, chụp ảnh, nấu ăn, sailing, trí tuệ nhân tạo, v.v…), các buỗi diễn thuyết, các câu lạc bộ (đọc sách, thơ, …), các buổi biểu diễn, các buổi thiền, yoga, v.v. dày đặc đến bốn trang báo. Các lớp học và các hội trường cho các buổi diễn thuyết được bố trí mở rộng để kết nối với thiên nhiên nhiều nhất. Mỗi ngày kết thúc bằng một buổi hoà nhạc, hay ballet ở nhà hát ngoài trời trong ánh nắng chiều.
Với người thích đủ thứ như mình thì rất dễ bị cuốn hút vào tất cả các hoạt động vì kiểu “no dồn đói góp”, và thế là cả ngày mệt nhoài, nên đành phải chọn lựa rất kỹ càng một hai lớp học trong một ngày để còn thời gian hoà mình với Chautauqua tươi đẹp.
Các lớp học âm nhạc cao cấp (Master Classes) thì do các giảng viên khách mời hàng đầu thế giới đến dạy. Mình chỉ có thời gian để đến nghe giảng ba buổi piano master classes của cô giáo được coi là “huyền thoại” người Nga, Natalya Antonova, và một tài năng piano khác cũng từ nước Nga Alexdander Gavrylynuk. Mỗi người một vẻ, một phong cách, đều mê hoặc người nghe. Mình tiếc là không có thời gian để nghe lớp violin và flute.
Lại nói về “thiền”. Trước đây, mình đã từng mong muốn có lúc nào đó qua Làng Mai ở Pháp hay ở New York để được “tu tập”. Duyên có lẽ chưa tới với Làng Mai, nhưng lại tới với “làng văn hoá” Chautauqua, để “thiền” với âm nhạc, hội họa, cỏ cây, hoa lá ….
Các buổi thiền tập cũng diễn ra hàng ngày ở đây – Thiền theo Thiên Chúa Giáo hay Phật Giáo. Với mình, tôn giáo nào không quan trọng, bởi cuối cùng thì cũng là quay về bên trong mình mà thôi.
Ở đây, cứ một tiếng chuông nhà thờ lại đổ như nhắc nhở mỗi người ngẩng lên nhìn bầu trời xanh, nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi hay nhìn mặt trời đang thêu nắng trên hồ nước mênh mông.
Khi đi bộ, nếu chẳng may đầu óc có vẩn vơ nghĩ chuyện “chính sự”, chuyện “cuộc đời”, thì chỉ năm mười bước thôi cũng “được lôi” ra khỏi dòng suy nghĩ ấy vì thể nào cũng có người đi ngược chiều chào “hi”, “hello”, v.v. Từ cậu bé, cô bé tí tẹo hay người nhiều tuổi đều có thói quen chào hỏi đó. Rồi sau màn chảo hỏi có thể là hàn huyên: “Đằng ấy có xem buổi biểu diễn tối qua không?” “Tối nay có đi xem Diana Ross biểu diễn không?” “Có nghe buổi nói chuyện của John Karish không? Hay quá phải không?” v.v… Rồi thì “Đằng ấy có đăng ký học lớp nào không?” và phấn khích khoe với nhau những khám phá mới của bản thân khi lần đầu học một món mới …
Một tuần là quá ít ỏi. Vợ chồng bác Steve mình gặp ở đây bảo: lần đầu tiên hai bác cũng đến ở một tuần, rồi năm sau lại tăng lên hai tuần, rồi ba tuần, … và bây giờ thì khi hai bác đã nghỉ hưu thì thời gian ở đây tính bằng tháng …
Mà như vợ chồng bác ấy không phải là hiếm. Nhà hàng xóm cạnh nhà mình ở tổ chức một bữa tiệc mời mọi người trong “tổ dân phố” đến dự, gặp toàn các “vị thâm niên”.
Chị vợ bảo: Chị đến đây 60 năm rồi, chưa kể thời gian chị nằm trong bụng mẹ chị, mẹ chị cũng đến đây”.
Câu hỏi mọi người hỏi nhau làm quen thường là: “Nhà ấy đến đây lần thứ mấy?” “Nhà cậu đến đây mấy tuần?” Và ai cũng cùng cảm giác: “Mặc dù có đọc thông tin của Chautauqua, mà đến đây vẫn thấy ngỡ ngàng” và “Năm nào cũng đến mà vẫn thấy đặc biệt”.
Một chị đến từ New York City chia sẻ: “Đến đây để được gặp lại những thứ đơn giản mà hiếm hoi trong cuộc sống bận rộn ở Thành phố New York: Đó là sự kết nối giữa con người – một nụ cười với người không quen biết đi ngược chiều nhau, chào nhau một tiếng khi đi qua nhà một ai đó mà có người đang ngồi nhâm nhi tách trà hay cà phê ngoài hiên, v.v….”.
Một thứ nữa mình nhớ nhất ở đây là cuốn sổ lưu bút của những người đã từng ở ngôi nhà mà mình ở, có thể họ đã đến đây ở từ nhiều năm trước hay cũng mới chỉ đến mùa hè năm ngoái. Nhưng những dòng lưu bút thì đều chứa đựng những cảm xúc như nhau về “Vương quốc thần tiên Chautauqua.”
Có một chia sẻ của chị Zina mà mình rất thích: “Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, tôi có hai câu hỏi cho mình: hôm nay tôi đã học được điều gì từ ai? và hôm nay tôi có giúp cho ai được điều gì không?”
Với mình câu hỏi đầu tiên thì quá dễ dàng để trả lời. Câu hỏi sau thì không phải lúc nào cũng có câu trả lời, và có thể mình cũng không biết. Hi vọng những chia sẻ của mình trong mỗi chuyến đi là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai đó./.