Lớp bề mặt – Texture
Đôi khi bạn nhìn vào một căn phòng mặc dù mọi thứ dường như đã rất hoàn hảo: màu sắc, đồ nội thất, các món đồ trang trí, v.v.. Nhưng bạn chỉ cảm thấy toàn bộ căn phòng bằng phẳng và băn khoăn có vẻ như thiếu một cái gì đó. Nếu đây là tình trạng bạn gặp phải, câu trả lời cho bạn là: căn phòng thiếu sự hiện diện của các lớp bề mặt (texture).
Lớp bề mặt (texture) giúp một căn phòng trở nên sống động và thú vị. Lớp bề mặt không tác động nhiều đối với một căn phòng nhiều màu sắc và hoạ tiết, nhưng cảm nhận hay thị giác của bạn về chất liệu lại ảnh hưởng lớn đến thiết kế. Mặc dù lớp bề mặt chỉ có tính chất phụ trợ trong căn phòng của bạn, nhưng có lại có ảnh hưởng “kỳ diệu” để có một thiết kế thành công.
Lớp bề mặt (texture) là gì?
Đó là cảm nhận khi bạn khi bạn bước chân lên tấm thảm mềm, hay bàn tay của bạn lướt dọc theo mặt bàn bằng gỗ thô, hoặc ôm chiếc gối tựa trên chiếc sofa bọc da.
Cách dễ nhất để đưa lớp bề mặt vào thiết kế là sử dụng chất liệu vải. Các loại vải khác nhau sẽ đem lại hình ảnh và cảm nhận khác nhau.
Tuy nhiên, vải chỉ là một phần của sự lựa chọn dành cho bạn. Cảm nhận xúc giác còn có thể đến từ bất kỳ chất liệu hay bề mặt nào, cho dù là chất liệu hay bề mặt thô hoặc mịn, cứng hay mềm, mờ hoặc bóng bảy. Để có bề mặt thô hay mờ, bạn có thể sử dụng đá, gỗ để tự nhiên, tường trát xi măng, v.v. Những lớp bề mặt này sẽ hấp thụ ánh sáng rất hiệu quả.
Lớp bề mặt tăng hiệu ứng của thị giác
Khi bắt đầu với các lớp bề mặt, bạn cần cân nhắc tính toán mục đích sử dụng của căn phòng. Căn phòng của bạn thiếu một chút ấm áp? Hay có cảm giác hơi chật trội? Lớp bề mặt thô và mờ sẽ làm không gian trở nên thân mật và ấm cúng hơn.
Trong khi đó, một phòng khách với nhiều đồ đạc có lớp bề mặt bóng mịn sẽ trở nên rất lạnh lẽo và không có cá tính. Khi đó, bạn sẽ cần phải có một tấm khăn vắt trên salon để tạo cảm giác ấm áp.
Bạn cũng nên xem xét bố trí các lớp bề mặt khi bạn định thiết kế phòng của bạn. Bạn hãy thử đặt một món đồ có lớp bề mặt nhẵn mịn ngay sát cạnh một món đồ khác có lớp bề mặt thô ráp. Bạn sẽ thấy món đồ có lớp bề mặt thô ráp sẽ nổi bật hẳn lên và thu hút hơn là nếu bạn để chúng tách rời nhau.
Lớp bề mặt giúp tạo sự cân bằng
Trong thiết kế nội thất, cần phải có độ tương phản nhất định để giúp cho mọi thứ cân bằng và tạo một không gian sống. Bạn cứ thử hình dung: Nếu tất cả mọi thứ giống nhau, chúng ta rất khó cảm nhận về thị giác và sẽ cảm thấy mọi thứ trở nên nhạt nhoà.
Cũng như khi sử dụng màu sắc và hoạ tiết, bạn cần phải tìm cách kết hợp đưa các lớp bề mặt khác nhau vào trong căn phòng của mình. Lớp bề mặt đặc biệt quan trọng nếu bạn chỉ sử dụng một bảng màu với các tông màu tương tự nhau. Thông thường, bảng màu trung tính hay được sử dụng nhất trong thiết kế vì dễ sử dụng và dễ kết hợp với các màu sắc khác. Nhưng nếu không có các lớp bề mặt khác nhau, không gian đó sẽ rất nhàm chán, mờ nhạt. Tương tự, khi dùng một bảng màu đơn sắc hay analog, thì bạn không thể không sử dụng các món đồ có sự tương phản mạnh.
Sử dụng các lớp bề mặt khác nhau đảm bảo các yếu tố quan trọng nhất của bạn sẽ trở nên nổi bật. Trong khi một số người cố gắng sử dụng các lớp bề mặt tương tự nhau trong một không gian thiết kế, nhưng nếu bạn sử dụng các lớp bề mặt đối lập nhau, bạn sẽ thấy thích thú căn phòng của mình hơn rất nhiều, giống như khi bạn sử dụng bảng màu tương phản vậy. Ví dụ như khi lớp vải lụa hay nhung đi cùng với lớp linen sẽ tạo thành một sự kết hợp thú vị.
Hay một bộ ghế salon bọc vải sẽ trở nên sang trọng và nổi bật hơn khi có thêm vài chiếc gối tựa mềm êm ái.
hoặc bộ salon bọc nhung được đặt áp vào bức tường gạch thô:
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải “kiềm chế”, không quá lạm dụng sử dụng quá nhiều lớp bề mặt. Trong một căn phòng, chỉ cần hai đến ba loại bề mặt là đủ. Bạn có thể sử dụng đến ba loại lớp bề mặt nếu bạn muốn tạo một không gian tổng thể, và chỉ nên lấy hai lớp bề mặt nếu bạn muốn tạo một điểm nhấn thu hút. Cũng giống như khi lựa chọn hoạ tiết, bạn cần thử nghiệm với càng nhiều lớp bề mặt càng tốt để có được lựa chọn phù hợp nhất cho căn phòng của mình.
* * *
Một lưu ý về cách chọn lớp bề mặt (texture) và hoạ tiết (patterns): Hai yếu tố này thường được nhắc đến cùng nhau, nhưng thực sự đó là hai yếu tố khác biệt, nhưng đều quan trọng trong thiết kế nội thất. Trong khi hoạ tiết đem lại cảm nhận về thị giác thì lớp bề mặt đem lại cảm xúc cho bạn. Và bạn cần phải kết hợp được cả hai yếu tố này trong không gian của bạn.
———–
Tài liệu tham khảo:
http://freshome.com/2015/03/11/the-importance-of-texture-in-interior-design/
Visual Balance, Contrast and Form – Limperts Academy of Design
The Smart Approach to Home Decorating – Third Edition
Home from Concept to Reality – Kelly Hoppen
Hình ảnh sưu tập từ Internet